Quán ở đường Tô Hiến Thành
Có thể nói, món sinh tố nhai luôn ly của quán trên đường Tô Hiến Thành là nơi khởi đầu trào lưu "ăn luôn ly, nhai luôn chén" của Sài Gòn hiện nay. Ảnh: Zen Nguyễn.
Điểm nhấn là những chiếc ly được làm bằng rau câu đủ loại
Điểm nhấn của cách kinh doanh này là những chiếc ly làm bằng rau câu đủ màu sắc làm từ rau củ. Ảnh: Zen Nguyễn.
Yếu tố độc lạ là điểm thu hút
Tuy nhiên, ngoài yếu tố lạ, độc, các món sinh tố tại quán không được đánh giá cao. Ảnh: Zen Nguyễn.
MIB quán trên đường Trần Quang Khải
Cũng chọn nguyên liệu dễ tạo hình, song, MIB, quán cà phê trên đường Trần Quang Khải, quận 1, TP HCM lại chọn bánh mì làm ly. Chia sẻ về điều này, chủ quán cho biết "người nước ngoài thường dùng cà phê với bánh ngọt, riêng người Việt, món nước gây nghiện này lại quen thuộc với bánh mì hơn". Ảnh: MIB Coffee.
Uống cà phê chỉ trong 3 - 5 phút
Để sự kết hợp này thêm trọn vẹn, bạn sẽ có cách thưởng thức riêng. Đó là uống chậm ly cà phê trong vòng 3-5 phút, rồi mới ăn bánh. Đây là thời gian chuẩn để cà phê thấm vào bánh, giúp món ăn có độ giòn, mềm, thơm. Ảnh: MIB Coffee.
Kem có thể ăn luôn chén
Tiếp nối trào lưu "ăn luôn ly", một quán kem trên đường Kỳ Đồng đã giới thiệu 4 loại kem có thể ăn luôn chén. Loại chén tại quán được làm bằng chocolate đen. Mỗi chén đựng vừa đủ viên kem cùng topping. Ảnh: ĐỊa điểm ăn uống.
Vị kem béo ngậy
Để đảm bảo vệ sinh, người bán để ly kem nào vào trong một chiếc chén nhỏ khi dọn cho khách. Theo đánh giá của nhiều người, kem tại quán ổn song khó có thể "tiêu thụ" hết chén vì ngán. Ảnh: Địa điểm ăn uống.
Hay những chậu cây có thể ăn được
Không cho khách nhai luôn ly hay chén song Dear Home, quán cà phê trên đường Phạm Đình Toại, quận 3, TP HCM đã dọn cho khách những chậu cây có thể ăn được. Ảnh: Zen Nguyễn.
Thành phần bánh có màu giống đất
Thành phần của món ăn này gồm bánh có màu giống đất để làm kem, ít bánh vụn và một nhánh cây. Theo nhiều thực khách, họ đã được ăn món này từ dịp du lịch Đài Loan vài tháng trước. Ảnh: Zen Nguyễn.