Những thức quà tuổi thơ Sài Gòn

18/01/2018   1.722  5/5 trong 2 lượt 
Những thức quà tuổi thơ Sài Gòn
Bánh bò, bánh cam, bánh ống lá dứa hay tàu hủ... đều là những món ăn gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiếu người mà bạn có thể thưởng thức với giá chỉ 10.000 đồng.

1. Bắp xào

Bắp xào là món ăn vặt không thể thiếu trong tuổi thơ của rất nhiều người. Chỉ cần một ít bắp, tép rang, hành lá là đủ để chế biến nên một món ăn đầy hấp dẫn. Sự pha trộn giữa vị béo của bơ, cái giòn của tép rang, tóp mỡ, hương thơm của hành lá tất cả hòa quyện với nước xào bắp ngọt, đậm đà làm cho bạn ăn xong còn phải thòm thèm
  • 2. Bánh Cam

    2. Bánh Cam2. Bánh Cam

    Bánh cam là tên gọi của người miền trong vì nó có hình dáng tròn như quả cam, người miền ngoài gọi là bánh rán. Bánh được làm từ bột nếp, nhân bánh thường là đậu xanh, bên ngoài là một lớp đường dẻo được thắng vàng óng. Bánh từng một thời là món quà vặt không thể thiếu của trẻ con trên khắp cả nước. Bánh cam với lớp đường ngọt lừ vàng óng bên trên luôn là món quà rong có thể gặp nhiều trong các chợ và trên đường phố.

  • 3. Chuối nếp nướng

    3. Chuối nếp nướng3. Chuối nếp nướng

    Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn. Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.

  • 4. Bánh ống lá dứa

    4. Bánh ống lá dứa4. Bánh ống lá dứa

    Bánh ống được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Bánh chín có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà. Trong đời sống của người dân miền Tây nói chung, bánh ống là món quà quê rẻ tiền mà đứa trẻ nào cũng thích.

  • 5. Bánh tai yến

    5. Bánh tai yến5. Bánh tai yến

    Bánh tai yến có nguồn gốc từ miền Tây, theo chân những người dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Bánh có công thức chế biến khá đơn giản, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa và đường được hòa quyện vào nhau rồi chiên chín vàng. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Nhưng cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát. Hiện nay, mỗi chiếc bánh tai yến có giá khoảng 5.000 đồng.

  • 6. Bánh tiêu

    6. Bánh tiêu6. Bánh tiêu

    Chiếc bánh đơn giản chỉ là bột mì chiên vàng hai mặt, bên ngoài được rắc một ít vừng, thậm chí không có nhân như các loại bánh khác nhưng vẫn có sức hấp dẫn đối với nhiều người. Trong ngày mưa hoặc những buổi chiều se lạnh, chiếc bánh tiêu nóng được ăn kèm với tương ớt thì không còn gì bằng, chỉ muốn ăn hết chiếc này đến chiếc khác. Trong nhịp sống hối hả ngày nay, bất chợt nghe tiếng rao chiều: “Ai bánh tiêu không?” lại giật mình nhớ về những ngày thơ bé với chiếc bánh tiêu còn thơm mùi vừng.

  • 7. Bánh tráng trộn

    7. Bánh tráng trộn7. Bánh tráng trộn

    Món ăn gắn liền với hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa trước các cổng trường. Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng - Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.

  • 8. Chuối chiên

    8. Chuối chiên8. Chuối chiên

    Trong những ngày trời mưa, không khí hơi se lạnh được thưởng thức cái bánh chuối chiên thơm giòn, nóng hổi thì còn gì bằng. Khi làm chuối chiên, người bán lựa chuối vừa chín tới, bổ đôi quả chuối theo chiều dọc. Bắc chảo dầu lên bếp, đợi đến lúc dầu sôi ùng ục, người bán nhúng từng miếng chuối vào hỗn hợp bột được trộn đều từ bột gạo, bột mỳ, bột năng, đường, muối… rồi cho vào chảo dầu. Khi hỗn hợp bột bọc bên ngoài miếng chuối chuyển sang màu vàng thì nhanh tay vớt lên để vào vỉ cho ráo dầu. Với mỗi người, bánh chuối chiên đã gắn liền với những hình ảnh tuổi thơ không thể nào quên.

  • 9. Bắp nướng

    9. Bắp nướng9. Bắp nướng

    Ngồi co ro bên bếp than hồng, cái cảm giác được ngửi thấy mùi thơm của bắp, mùi hành phi, vị mặn mặn của mắm, cùng với khí trời lạnh lạnh thật khiến con người ta ngây ngất. Cắn nhè nhẹ một vài hạt bắp nóng hổi để cảm thấy mùi mỡ hành thơm ngậy bốc lên, cảm nhận được vị ngọt của bắp đang lan dần trong miệng. Vừa ăn vừa say mê trò chuyện để rồi đến khi nhìn lại chỉ còn trơ cái lõi lạc lõng trong tay.

  • 10. Bánh bò dừa

    10. Bánh bò dừa10. Bánh bò dừa

    Món ăn đơn giản với một chiếc bánh hình trụ, bên trong là một ít dừa bào sợi xào với đường cát trắng và đậu xanh hấp chín. Không hiểu vì bánh thơm ngon, lạ miệng, giá rẻ (4.000 đồng một cái) hay vì một lý do nào đó mà bánh bò dừa trở thành một món quà vặt quen thuộc của người Sài Gòn, nhất là với những cô cậu học trò.

  • 11. Gỏi khô bò

    11. Gỏi khô bò11. Gỏi khô bò

    Gỏi khô bò là một món ăn đơn giản, dễ chế biến với hai thành phần chính là khô bò và đu đủ bào sợi. Bên cạnh đó là nước trộn gỏi, nước gỏi ngon thường được pha giữa giấm, nước tương và nước ớt, tùy theo liều lượng mà ra hương vị ngon hay dở. Ăn gỏi khô bò không thấy no, rất nhẹ bụng mà lại kích thích vị giác.

  • 12. Tàu hủ

    12. Tàu hủ12. Tàu hủ

    Tàu hũ hay còn gọi là tào phớ, đậu hũ theo cách gọi của người miền Bắc và miền Trung là món ăn được làm từ đậu nành (đậu tương) được ăn kèm với nước đường và nước cốt dừa. Món ăn đi vào ký ức tuổi thơ của nhiều người với tiếng rao hàng quen thuộc "Ai... ăn tàu hũ không?"

    Ngoài ra, còn phải kể đến các món: bánh bò, bánh bông lan, bánh tàn ong, bánh gai, bánh giò, bánh giày... đó đều là những món ăn vùng miền gắn bó với tuổi thơ của mỗi người trong chúng ta.

Quảng cáo

ngoisao

Người đăng

Sunshine

Sunshine

Just live :)


Là thành viên từ ngày: 05/07/2017, đã có 340 bài viết

Bài viết khác

Liên kết: Không ngừng học, Tiếng Anh và TUI, Hoàng Bảo Khoa, Mixer, Loa, Siêu thị Vật Liệu Nha Khoa Online, ImmiGo