1. Bún bò Huế
Bún bò Huế - cái tên đã nói lên "quê hương" của món ăn này. Vậy thì ở Huế, người ta có còn gọi món này là "bún bò Huế" không? Câu trả lời là "Không" mà thay vào đó người ta chỉ gọi đơn thuần là "bún bò". Để làm món ăn này, người ta cần dùng đến một số nguyên liệu chính như bún, thịt bắp bò, giò lợn cùng nước dùng có hương vị của tôm với màu đỏ đặc trưng. Đôi khi trong nước dùng, người ta còn cho thêm một ít mắm ruốc cho dậy mùi. Món này thường được ăn kèm với các loại rau sống, trong đó không thể không có hoa chuối thái mỏng.
2. Bê thui
Sau khi giết và mổ lấy nội tạng, con bê được tẩm ướp các gia vị và các loại lá thơm rồi đem đi nướng nguyên con trên than hoa trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Trong suốt 4 tiếng ấy phải luôn có người túc trực để đảm bảo thịt bê không bị cháy quá cũng không bị sống, da thịt bê vàng đều. Sau khi nướng xong, thịt bê được xẻ thành từng miếng rồi thái mỏng, ăn kèm với rau sống bao gồm cải non, rau răm, húng lủi, dấp cá, khế, chuối, đu đủ và cọng giá dài.
3. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn hay còn gọi là nem cuốn (miền Bắc) là món ăn khá đơn giản nhưng cũng không kém phần hấp dẫn và khá phổ biến ở Việt Nam. Món ăn này chủ chủ yếu được làm từ bánh tráng cuốn với nhiều thành phần khác nhau như rau củ, thịt lợn, tôm, bún...sau đó dùng với nước chấm chua ngọt.
4. Bánh tráng trộn
Đây là món ăn đường phố phổ biến nhất và không thể nào không thử khi bạn đến với Tp.HCM. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực chất có tới tổng cộng tất cả 16 nguyên liệu trong một suất bánh tráng trộn từ xoài xanh, trứng cút, bánh tráng cắt sợi, bò khô, lạc rang...Tất cả những nguyên liệu đó được trộn đều lên và đóng thành từng túi nhỏ.
5. Bánh cuốn
Xuất xứ ban đầu từ Miền Bắc, ngày nay bánh cuốn đã trở nên phổ biến hết các tỉnh thành trên cả nước. Cũng bởi vì thế mà hương vị món ăn này đã được thay đổi để phù hợp khẩu vị của từng địa phương. Nguyên liệu chính để làm bánh cuốn bao gồm bột gạo, thịt lợn băm, mộc nhĩ và hành khô phi giòn. Bột gạo được hòa loãng với nước sau đó tráng lên miệng nồi hấp chuyên dụng để làm bánh cuốn. Mỗi lần cho một lượng bột nhỏ nhằm đạt được độ mỏng cần thiết của miếng bánh.
Sau khi bánh đã chín, người thợ làm bánh rắc thịt băm đã xào cùng với mộc nhĩ lên bề mặt miếng bánh rồi dùng đũa cuộn tròn lại và cho ra đĩa. Công đoạn cuối cuối cùng là rắc thêm hành khô phi thơm và ăn kèm với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
6. Ốc
Các món ăn với ốc vô cùng đa dạng từ luộc, hấp, xào me, luộc với nước cốt dừa...Dù được chế biến theo cách nào đi nữa thì món ăn này cũng luôn đủ sức lôi cuốn đối với những tín đồ ẩm thực đường phố.
7. Hủ tiếu Nam Vang
Món ăn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn đến hoàn hảo hương vị ẩm thực của 3 nước Việt Nam, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Nguyên liệu chế biến chính bao gồm hủ tiếu khô, tôm, thịt bằm, gan lợn, trứng chim cút, hẹ với nước dùng chính là xương lợn hầm. Đây là lựa chọn không thể bỏ qua nếu bạn đến với thành phố xinh đẹp này.
8. Bánh xèo
Nhiều người thắc mắc tại sao món ăn này lại có cái tên đặc biệt vậy? Giải thích điều này, những người làm bánh xèo lâu năm cho biết từ xa xưa, người ta lấy âm thanh của dầu mỡ khi chiên bánh để đặt cho món ăn này.
Bánh xèo giống như bánh crepe nổi tiếng ở Pháp, chỉ khác ở chỗ thay vì nhân kem, nhân của bánh xèo đa dạng hơn với thịt lợn băm, tôm, hành, giá đỗ...và được ăn kèm với rau sống cùng với nước mắm. Bên cạnh chất lượng bánh, nước mắm chấm đóng vai trò không kém phần quan trọng quyết định độ hấp dẫn của đĩa bánh. Một bát nước chấm ngon phải đảm bảo hài hòa cả bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Tuy nhiên, tùy khẩu vị của từng vùng miền mà nước chấm chút thay đổi.