Chợ Bến Thành xưa tên thiệt là gì?

06/03/2019   2.905  4.75/5 trong 2 lượt 
Chợ Bến Thành xưa tên thiệt là gì?
Không một bưu ảnh, bưu thiếp xưa nào lẫn các văn bản xưa của người Pháp ghi tên chợ Bến Thành trên cả ngôi chợ hiện nay lẫn ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ.

Một bưu ảnh chợ Bến Thành cũ  trên đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) cuối thế kỷ 19. Lúc này, kinh Lấp (kinh Charner) đã bị lấp (1887) và thay bằng đường rầy xe điện (tramway). Xa xa là tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM hiện nay. Góc phải nhà thờ Đức Bà đã có hai tháp chuông nhọn (gắn năm 1895).
Khu chợ Bến Thành cũ trên đường Nguyễn Huệ hiện nay, người Pháp gọi là chợ trung tâm, chợ chính (marché central). Thậm chí chỉ ghi chợ.
  • Mặt sau của chợ Bến Thành cũ trên Hồ Tùng Mậu hiện nay năm 1908.

    Mặt sau của chợ Bến Thành cũ trên Hồ Tùng Mậu hiện nay năm 1908.Mặt sau của chợ Bến Thành cũ trên Hồ Tùng Mậu hiện nay năm 1908.

    Dù chỉ 2, 3 năm sau chợ đã dẹp, sau gần 50 năm hoạt động (từ 1860), trên góc bưu ảnh vẫn chỉ ghi trống không "(khu vực) cạnh, gần chợ" (près marché).
    Nhưng vẫn có một vài tấm "mạnh dạn" ghi chợ Sài Gòn như trong ảnh dưới đây, khi chỉ ít lâu sau nó sẽ bị dẹp để chuẩn bị sang vị trí ngôi chợ Bến Thành hiện nay đang chuẩn bị xây dựng.

  • Ảnh chụp năm 1910, những ngày cuối cùng khi dẹp ngôi chợ cũ này, tấm bưu ảnh hiếm hoi này ghi tên "Chợ Sài Gòn" (Le marché de SAIGON)

    Ảnh chụp năm 1910, những ngày cuối cùng khi dẹp ngôi chợ cũ này, tấm bưu ảnh hiếm hoi này ghi tên "Chợ Sài Gòn" (Le marché de SAIGON)Ảnh chụp năm 1910, những ngày cuối cùng khi dẹp ngôi chợ cũ này, tấm bưu ảnh hiếm hoi này ghi tên "Chợ Sài Gòn" (Le marché de SAIGON)

    Kỳ lạ hơn là ngay từ khi mở chợ năm 1914 đến 1954 thời thuộc Pháp, chưa bao giờ trước cửa chợ Bến Thành hiện nay lẫn ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ có bảng ghi tên chợ, trừ một giai đoạn ngắn sau năm 1963 có bảng ghi tên chợ Quách Thị Trang (!).

    Việc do dự càng rõ khi mới mở chợ Bến Thành hiện nay (1914), có bưu ảnh ngôi chợ mang tên rất chung chung: tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales), có khi là chợ lớn (grand marché - không viết hoa kiểu tên riêng).

    Nhưng đa số ghi cẩn thận một cách... chung chung: Marché Central (chợ trung tâm, hay chợ chính).

    Xin nói rõ: đây là tên gọi trên bưu ảnh, bưu thiếp chứ cổng chợ không hề treo bảng tên như các chợ khác lúc ấy và hiện nay.

  • Bưu ảnh chợ Bến Thành năm 1921 vẫn ghi Tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales)

    Bưu ảnh chợ Bến Thành năm 1921 vẫn ghi Tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales)Bưu ảnh chợ Bến Thành năm 1921 vẫn ghi Tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales)
  • Bưu ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 ghi "Sài Gòn, một ngày ở Chợ Lớn " (A Saigon, un jour de grand marché)

    Bưu ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 ghi "Sài Gòn, một ngày ở Chợ Lớn " (A Saigon, un jour de grand marché)Bưu ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 ghi "Sài Gòn, một ngày ở Chợ Lớn " (A Saigon, un jour de grand marché)
  • Dòng chữ trên bưu ảnh thập niên 1940: Sài Gòn - chợ trung tâm/chợ chính

    Dòng chữ trên bưu ảnh thập niên 1940: Sài Gòn - chợ trung tâm/chợ chínhDòng chữ trên bưu ảnh thập niên 1940: Sài Gòn - chợ trung tâm/chợ chính

    Càng kỳ lạ hơn là sau khi tiếp quản ngôi chợ Bến Thành hiện nay từ người Pháp, chính quyền Sài Gòn cho đến năm 1975 cũng vẫn không hề treo bảng tên chợ ở cổng chợ.

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn lúc ấy đặt các bảng hiệu tạm bốn cạnh của đông, tây, nam bắc chợ Bến Thành với tên chợ là Quách Thị Trang để ghi nhận cô nữ sinh Quách Thị Trang đã ngã xuống trong phong trào chống chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

    Nhưng rồi bảng tên chợ Quách Thị Trang bị lặng lẽ gỡ đi lúc nào không rõ...

    Và ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn này lại tiếp tục không có bảng tên chợ như hồi nó mới khai thị.

  • Mặt tiền chợ Bến Thành trước năm 1975 không hề có bảng tên chợ

    Mặt tiền chợ Bến Thành trước năm 1975 không hề có bảng tên chợMặt tiền chợ Bến Thành trước năm 1975 không hề có bảng tên chợ
  • Có một thời gian ngắn sau khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn đặt một bảng hiệu tạm với tên chợ là chợ Quách Thị Trang (bảng tên màu trắng trên cổng chợ năm 1965

    Có một thời gian ngắn sau khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn đặt một bảng hiệu tạm với tên chợ là chợ Quách Thị Trang (bảng tên màu trắng trên cổng chợ năm 1965Có một thời gian ngắn sau khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn đặt một bảng hiệu tạm với tên chợ là chợ Quách Thị Trang (bảng tên màu trắng trên cổng chợ năm 1965

    Nghĩa là dường như người Pháp lẫn chính quyền Sài Gòn vẫn khá rụt rè đặt tên và gọi tên ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn này.

    Thế là tên chợ được ghi chép đủ tên trên văn bản lẫn trong các bưu thiếp, bưu ảnh: nào là chợ Charner (vì nằm trên đường Charner), chợ trung tâm, tòa nhà trung tâm, chợ Sài Gòn, thậm chí cả chợ Vải (kênh Charner trước khi lấp dân gọi là kênh Chợ Vải), chợ (trống không -!)... trừ chợ Bến Thành.

    Bí ẩn ở đây là gì?

  • Người Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn gọi là chợ Bến Thành

    Người Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn gọi là chợ Bến ThànhNgười Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn gọi là chợ Bến Thành

    Có một điều cần khẳng định: ngôi chợ cũ trên đường Charner lẫn chợ Bến Thành hiện nay không hề xây dựng lại trên nền chợ Bến Thành xưa mà là những ngôi chợ được xây mới trên vị trí mới hoàn toàn.

    Và chủ đầu tư xây dựng cũng không bao giờ gọi gọi cả hai ngôi chợ (cũ và mới) này là chợ Bến Thành.
    Bất chấp điều này, người Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn gọi đó cả ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ đến ngôi chợ mới hiện nay mà chúng ta biết với tên gọi: chợ Bến Thành, một tên gọi đi vô ca dao hẳn hoi.

    Cụ thể năm 1904, Sài Gòn gặp một cơn "bão năm Thìn" nổi tiếng rất lớn, chết hàng ngàn người, ca dao xưa đã gọi tên chợ Bến Thành chỉ ngôi chợ trên đường Charner: Bến Thành nóc chợ cũng bay - đèn khí (xưa người ta thắp đèn trên đường phố ban đêm bằng sáng bằng khí đá) nó ngã nằm ngay cùng đường.

    Rồi khi ngôi chợ trên đường Charner dời sang khu vực hiện nay năm 1914, ca dao xưa ghi nhận: Chợ Bến Thành dời đổi - Người sao khỏi hợp tan - Xa gần giữ nghĩa tào khang - Chớ ham quờn quới (quyền quý) mà đá vàng phụ nhau.

    Và một câu ca dao nhiều người biết khi nói đến tiếng còi tàu gần chợ Bến Thành: Mười giờ tàu lại Bến Thành - Xúp lê còi thổi bộ hành lao xao.

    ... Có khá nhiều ca dao xưa nhắc tên chợ Bến Thành như vậy. Và lòng người thuở ấy đã ghi lại bằng văn thơ hẳn: trong Nam kỳ phong tục diễn ca (xuất bản năm 1909 - trước khi dời chợ sang nơi mới), tác giả Nguyễn Liên Phong đã dành hơn 50 câu thơ nói về ngôi chợ này: Bến Thành chợ rộng tứ vi - Mấy cửa hàng xén ở thì quanh năm - Chỗ ăn, chỗ ở chỗ nằm....

    Thậm chí, khi dời sang nơi mới hiện nay, người dân gọi ngay đó là chợ Bến Thành: Chợ Bến Thành mới - Kẻ lui người tới - Xem tứ diện rất xinh - Thấy em tốt dáng tốt hình - Chẳng hay em có chốn duyên tình hay chưa?

    Xin nói rõ: đó là cách gọi tên của người Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn xưa về buổi đầu tiên của hai ngôi chợ.

    Phải chăng đó là cách người Sài Gòn - Gia Định xưa lưu luyến một ngôi chợ có thật trong buổi đầu Sài Gòn - Bến Nghé - Gia Định xưa?

    Nhiều người sinh ra và lớn lên sau này, nhất là những người xứ khác đến Sài Gòn một thời gian (tức người nhập cư), cũng nói tên chợ thông qua cách gọi của người Pháp và cho tới năm 1975 đã gọi đó là chợ Sài Gòn: Chợ Sài Gòn cẩn đá - Chợ Rạch Giá cẩn xi mon (ximăng) - Giã em ở lại vuông tròn - Anh về xứ sở không còn ra vô (hoặc: Anh về ngoài nớ, khó còn ra vô).

    Hoặc: Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy - Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa - Viết thơ thăm hết nội nhà - Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em.

    Hoặc: Chiều nay chắc áo xa bâu (túi áo) - Chợ Sài Gòn anh ở, còn huyện Tổng Châu em về.

    Đến năm 1975, người Sài Gòn cũng như các nơi cũng quen gọi phần sót lại của ngôi chợ trên đường Nguyễn Huệ là chợ Cũ và chợ Bến Thành là chợ Mới; sau này khi tên chợ Bến Thành ít nhiều phôi phai theo thời gian thì gọi là chợ Mới Sài Gòn hoặc chợ Sài Gòn.

Quảng cáo

Tuoitre

Người đăng

Sunshine

Sunshine

Just live :)


Là thành viên từ ngày: 05/07/2017, đã có 340 bài viết

Liên kết logo

Tài trợ

  • Văn hóa cà phê Sài Gòn

Bài viết khác

Liên kết: Không ngừng học, Tiếng Anh và TUI, Hoàng Bảo Khoa, Mixer, Loa, Siêu thị Vật Liệu Nha Khoa Online, ImmiGo