Bánh Dorayaki khá bắt mắt với màu sắc hấp dẫn, hình dạng đẹp.
Lần đầu tiên nhìn và thưởng thức bánh, bạn sẽ thấy vừa lạ vừa quen. Quen là vì vỏ bánh giống hệt bánh phèn la của Việt Nam hay pancake của châu Âu. Lạ là vì bánh có nhân ở giữa đem lại cảm nhận mới cho người ăn.
Dorayaki có hình dáng khá đẹp mắt và hấp dẫn, gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng hoặc rán lên và bao lấy nhân.
Bánh Dorayaki ngày nay có 2 lớp.
Tên bánh bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa: vào cuối thời Edo, có một samurai tên Benkei, khi lánh nạn đã để quên chiếc chiêng (Dora) của mình ở nhà một người nông dân. Người này đã dùng chiếc chiêng nướng (Yaki) bánh và gọi thứ bánh đó là Dorayaki.
Ban đầu, bánh chỉ có 1 lớp, đến năm 1914, mới được Ueno Usagiya hoàn thiện để đạt hình dạng đầy đặn như bây giờ.
Cũng như nhiều món ăn khác, Dorayaki có nhiều phiên bản, ví như ở vùng Kansai (Nhật), người ta lại gọi nó là Mikasa, phỏng theo tên ngọn đồi thấp ở Nara với hình dáng thoải về phía ngoài, và ở giữa hơi nhô lên, như chiếc bánh Dorayaki. Mikasa có đường kính lớn, khoảng 30cm.
Tuy nhiên, ở Sài Gòn, chủ yếu là nhân socola, nhân kem.
Tại Việt Nam và Nhật, bánh Dorayaki nhỏ được ưa chuộng và phổ biến. Với sự phát triển của các nguyên liệu, Dorayaki hiện đại có nhiều màu sắc khác nhau với nhân bánh đa dạng: azuki (đậu đỏ), matcha (trà xanh), goma (mè), oimo (khoai lang), mikasa (hạt dẻ), yume dora (kem tươi), socola..
Muốn thưởng thức loại “bánh rán Đôrêmon”, ngoài một số cửa hàng bán đồ ăn Nhật, có thể đến quán trà sữa trên đường Nguyễn Văn Cừ (Q.5).
Nhìn ở ngoài, cái nào cũng giống nhau.
Bánh được bọc trong bao rất vệ sinh, có ghi tên nhân ở ngoài để phân biệt, vì nhìn ở ngoài, cái nào cũng giống nhau.
Nhìn ở ngoài, cái nào cũng giống nhau.
Bánh được bọc trong bao rất vệ sinh, có ghi tên nhân ở ngoài để phân biệt, vì nhìn ở ngoài, cái nào cũng giống nhau.
Trà sữa hoặc một thức uống khác thường được gọi kèm khi khách đến thưởng thức bánh Dorayaki.
Thường khi đến quán, thực khách sẽ gọi vị bánh yêu thích và thêm ly trà sữa trân châu mát lạnh, không chỉ bởi Sài Gòn nóng mà bởi bánh khá khô và dễ bị... nghẹn như bánh bông lan khi ăn quá nhanh. Ngoài ra, bánh để lạnh nên người thính dễ nhận ra mùi trứng không được thơm ngọt như khi bánh nóng.
Vỏ bánh khá xốp mềm nhưng khi ăn có cảm giác khô và muốn uống nước.
Bù lại vỏ bánh xốp mềm, màu đẹp, lại không quá ngọt khá được lòng người ăn. Nhân bánh khác nhau cũng đem lại trải vị phong phú: vị kem béo béo ngậy ngậy, vị socola mát mịn, thơm đặc trưng, đắng rồi ngọt, tan nơi đầu lưỡi thật thích thú.
Socola và nhân kem làm cho bánh khác biệt với phèn la hay pancake.
Sự kết hợp giữa các nguyên liệu bổ dưỡng trứng, sữa, bột, mật ong... và sự nổi tiếng của chú mèo máy khiến bánh Dorayaki được yêu thích dù có giá hơi đắt, từ 15.000 đồng/chiếc.
Nhân bánh được làm khéo kéo, dai, mịn và ngọt vừa đủ.
Rất may là Đôrêmon ăn hoài bánh Dorayaki mà không ngán nhưng đa số mọi người lại chỉ “tẩu tán” được 1 - 2 chiếc là đã thấy đủ “đô”. Thường khách đến quán để mua mang đi, nhưng nếu bạn muốn ngồi lại thì cũng đừng ngại, những chiếc bàn hướng mắt ra phía đường khá thoải mái, sạch sẽ, lại giữ xe an toàn sẽ khiến bạn an tâm tận hưởng hương vị trọn vẹn của thứ bánh đặc biệt: "bánh rán Đôrêmon" - Dorayaki.