1. Phố bánh tráng trộn Nguyễn Thượng Hiền
Đi dọc đường Nguyễn Thượng Hiền (Q. 3), điều bạn nhận thấy rõ nhất chính là hàng chục tiệm bánh tráng trộn lớn có, nhỏ có với đầy đủ “đồ nghề”. Cạnh tranh trong khu vực đông đúc đó, mỗi quán đều có thêm hay bớt một loại nguyên liệu hay khoác thêm "áo" để tạo ra điểm riêng hút khách.
2. Phố bạch tuộc nướng An Dương Vương.
Mỗi buổi chiều tối tên đường An Dương Vương, nhất là đoạn ngã ba An Dương Vương – Nguyễn Văn Cừ hàng trăm xe đẩy với hàng loạt món ăn vặt lại xuất hiện tạo thành một phố ẩm thực khá tấp nập giữa Sài Gòn.
Hương thơm khó cưỡng của món bạch tuộc nướng.
Ảnh: seriouseats.com
Điểm cộng là không gian thoáng, giá rẻ.
Bạn có thể tìm thấy tất cả các thể loại nướng của loại hải sản này như nướng mắm, nướng muối, nướng sa tế, nướng ngũ vị… Tuy nhiên, tỷ lệ gia vị và nước sốt lại là bí quyết riêng của mỗi xe. Điểm trừ duy nhất là bạch tuộc không được tươi.
3. Phố ốc Vĩnh Khánh.
Từ khoảng 3h chiều mỗi ngày, ngay khi rẽ từ Hoàng Diệu vào đường Vĩnh Khánh, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng hàng bàn ghế, bếp than và đủ chủng loại ốc trên con phố này. Sự phong phú của nguyên liệu, cách chế biến khiến không ít người, nhất là tín đồ của các món ốc tin rằng “mình có thể tìm thấy tất cả các loại ốc trên đời tại con phố này”.
Tôm nướng cũng là món đặc sản ở đây
Tất nhiên, trong hằng hà sa số các quán ốc trên con đường này, mỗi thực khách lại chọn cho mình một quán ốc riêng, hợp vị.
4. Phố ốc Thành
Thái kéo dài khoảng 500m từ ngã tư Thành Thái – Tô Hiến Thành.
Các quán ốc ở đây nổi bật về hương vị. Mỗi quán hầu như đều “ủ” cho mình một món riêng để hút khách.
5. Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền.
Hơn 30 chục quán ăn trải dài từ đầu đến cuối con đường đều phục vụ sủi cảo khiến Hà Tôn Quyền trở thành con phố gắn với cái tên này.
Tất cả các sủi cảo đều cùng 1 loại nhân
Nếu đủ sức “ăn dạo” một vòng tất cả các quán, bạn sẽ nhận thấy tô sủi cảo giữa các quán gần như không có sự khác biệt về nguyên liệu, thành phần. Tất cả sủi cảo đều có cùng một loại nhân và đều mang đến cho thực khách cảm giác “chung một nguồn hàng”. Tuy vậy, mỗi tô ở các quán lại mang đến hương vị khác nhau khiến dù rất nhẹ, song thực khác vẫn nhận ra quán nào ngon hơn, thanh hơn.
Bí quyết chính nằm ở phần chế biến và pha chế nước dùng. Ngoài việc dùng nước hầm xương ninh trên lửa lớn, mỗi quán có thêm bí quyết về gia vị và cách nêm nếm đi cùng, khiến thực khách dễ dàng nhận ra sự khác biệt.
6. Phố trái cây đĩa Nguyễn Cảnh Chân
Nhắc đến đường Nguyễn Cảnh Chân (Q. 1), người ta nghĩ ngay đến trái cây đĩa, đến những miếng mứt dừa non sên dẻo, si rô thơm dịu và rau câu phong thủy. Ảnh: Afamily.
Trái cây đủ loại theo mùa
Mỗi đĩa thường có từ 5-6 loại trái cây theo mùa, phổ biến nhất là đu đủ, dưa hấu, saboche, mít, thanh long. Mỗi loại được cắt vuông vức, bày trên đĩa, đi kèm là mứt dừa, rau câu. Bên trên trải một lớp đá bào, si rô, và sữa. Người dùng cứ từ tốn thưởng thức từn loại trái cây. Thỉnh thoảng dừng lại, hút một hơi dài phần si rô sữa được đá pha loãng béo mềm, thơm nhẹ. Thành phần giống nhau nên bí quyết hơn nhau ở các quán tại đây là độ tươi của trái cây, tỉ lệ si rô sữa và độ ngọt của mứt dừa. Ảnh: Tầm tay
7. Phố lẩu cá kèo Bà Huyện Thanh Quan
Là một trong những món lẩu nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long, lẩu cá kèo là sự hòa hợp trọn vị của những con cá tươi ngon, săn chắc và nước lẩu lá giang chua cay nhẹ làm say lòng tất cả thực khách mọi miền.
Các món ăn từ cá kèo ở đây giá khá mềm
Tại phố lẩu cá kèo, ngoài món nhúng dành cho số đông này, bạn còn có thể thưởng thức hàng loạt món ăn khác từ loại cá chỉ nhỉnh hơn ngón tay này một chút là nướng muối, nướng mắm, chiên me...Điểm nhấn tiếp theo là các món ăn từ cá kèo tại đây có mức giá khá mềm. Một nhóm bạn thưởng thức từ 3 - 4 món sẽ tốn chưa tới 100.000 đồng/người.