1. Nước mía
Trời trưa Sài Gòn nóng bức thường khiến người ta mất nước, mất sức dữ lắm, thế nên đang chạy xe trên đường mà gặp được chiếc xe kính màu xanh lá mát mắt với dòng chữ bự bự “Nước mía khổng lồ 5.000 đồng”, ai cũng chỉ muốn tấp ngay vào rồi gọi lớn “Cô ơi, cho cháu một ly”. Thậm chí ở Sài Gòn, có có nhiều chỗ bán mía đá “Ly chà bá giá 3.000 đồng”. Tấm bảng hiệu đơn giản cũng khiến bạn cảm thấy gần gũi biết bao.
Người Sài Gòn mê vị ngọt thanh của nước mía
Vị nước mía ngọt thanh chảy qua cuống họng bổ sung ngay năng lượng cho cơ thể, dù không thể dội tan cái nóng hừng hực nhưng cũng đủ xoa dịu cơn khát của bạn giữa trời trưa nóng bức.
Dừa tắc là món giải khát cho buổi trưa nắng gắt
Buổi trưa người ta ít khi dừng tại chỗ uống. Nhưng chờ đến khi trời tối, ở vỉa hè lúc này là lớp lớp xe máy nào đứng uống, nào ngồi uống, đông đúc náo nhiệt. Trời về đêm có gió mát, lại được thưởng thức một ly dừa tắc vừa thơm vừa thanh ngọt, nhấm nháp cơm dừa giòn giòn mới cảm thấy yêu đời ghê gớm. Nước dừa tắc tại đây nổi tiếng khắp thành phố, nhưng giá thì cực "bèo", chỉ 8.000 đồng/ly, ly lớn thì 10.000 đồng.
2. Nước dừa tắc
Dừa tắc là món giải khát tiêu biểu của Sài Gòn. Đủ mọi lứa tuổi mê dừa tắc, thế nên hình ảnh những người đàn ông trung niên, người nàng công sở ăn vận sang trọng. điệu đà thắng xe chờ dưới cái nóng giữa trưa, hô“cho ly dừa tắc” là điều hết sức bình thường ở thành phố này. Dừa tắc bán rải rác khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất và có tiếng nhất là ở ngã tư Pasteur – Võ Thị Sáu với đủ thứ nước dừa tắc, dừa thơm... Trong vòng chưa đến ba mươi giây, những vị khách đang "nóng bốc hỏa" sẽ có ngay ly nước mát lạnh, ngọt dịu xua đi bao mỏi mệt.
3. Nước sâm
Nói đến nước sâm Sài Gòn là nghe danh "Nước sâm cô Ba" nổi tiếng góc đường Điện biên phủ – Đinh Tiên Hoàng. Cứ tầm xế chiều thì “Nước Sâm cô Ba” đã bắt đầu đông người dừng lại uống. Xe nước sâm này đã có từ rất lâu, giờ quán đã xây mới và có cả nhân viên với đồng phục màu vàng đặc trưng “Cô Ba”, tuy nhiên nhưng ly nước sâm ngọt lịm thơm nức này giá vẫn chỉ ở mức 7.000 đồng/ly mà thôi. Điểm trừ duy nhất của tiệm đồ uống này là cứ tầm xế chiều người đi làm đi học tan tầm, người ghé quán đông quá nên hay ách tắc.
4. Rau câu – bánh flan
Nhắc đến hai loại này, các bạn nhất định không thể bỏ qua rau câu, bánh flan nổi tiếng khu chợ Nguyễn Văn Trỗi. Nói nổi tiếng, là vì nơi đây rất đông người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên ca sĩ tới ăn. Có lẽ là vì miếng rau câu man mát, hay vị thơm của trứng gà từ bánh flan, nhưng hơn hết chính là nước dừa cà phê béo ngậy chan lên hai loại rau câu bánh flan.
Flan béo ngậy, mát mát và thanh thanh làm mê rất nhiều người
Cứ tầm chiều từ 3g trở đi, quán không lúc nào vắng người đến. Người quen mặt dựng xe vào lấy đại cho mình một cái ghế, nói với vô ông chủ “Cho dĩa lăn câu”, là tay ông chủ thoăn thoát cho bánh flan ra dĩa, cho rau câu ra dĩa. Múc một muỗng đá xay đầy rồi chan nước cốt dừa, một chút cà phề lên. Màu ra như cà phê sữa, nhưng béo ngày và mát lạnh. Chỉ với 10.000 một dĩa “lăn câu”, đây điểm dừng chân tuyệt vời cho ngày nóng bức.
5. Trà sữa túi lọc
Món trà sữa vô cùng quen thuộc với mọi lứa tuổi người dân Sài Gòn, nhưng nếu lần đầu uống trà sữa túi lọc, bạn sẽ có ít nhiều ngạc nhiên. Khác với các loại trà sữa pha từ bột sữa, hương liệu, trân châu, loại trà sữa này có cách chế biến vô cùng đơn giản gồm một túi trà lọc, một ít sữa đặc, thêm nước nóng, khuấy đều. Cuối cùng chỉ cần thêm đá là bạncó ngay ly trà sữa cực chất, mùi vị mới mẻ và quan trọng hơn là đảm bảo chất lượng do không dùng bột sữa trôi nổi, hóa chất tạo mùi...
Hiện nay trà sữa túi lọc đang "bành trướng" mạnh mẽ ở khắp các nẻo đường Sài gòn nhưng nổi tiếng nhất vẫn là trà sữa túi lọc "Bố già" ở Nhà hát Thành phố với đủ loại mùi vị như bạc hà, đào, phúc bồn tử..., giá chỉ 8.000 – 15.000 đồng/ ly. Do tính chất "quá rẻ, quá ngon", nhiều bạn khi tới quán liền order luôn “Cho em 10 ly” rồi mang ra Cầu Xanh hay Bến Bạch Đằng, vừa giải khát vừa hóng gió. Một cách giải nhiệt rất riêng của người Sài Gòn.