Sài Gòn: Trung tâm hành chính mới gây tranh cãi

03/05/2018   1.296  5/5 trong 2 lượt 
Sài Gòn: Trung tâm hành chính mới gây tranh cãi
Dù phương án nâng cấp, mở rộng trụ sở UBND, HĐND TP.HCM mới được đưa ra lấy ý kiến nhưng đã gây rất nhiều tranh cãi.

Tòa nhà 130 tuổi có nguy cơ bị phá bỏ

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM, phương án được Hội đồng tuyển chọn quốc gia chọn do Công ty Gensler (Mỹ) thực hiện. Theo phương án này, diện tích khuôn viên dự án công trình xây dựng mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND TP.HCM rộng hơn 18.000 m2, diện tích xây dựng hơn 14.000 m2, bốn phía là mặt tiền đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi.
Công trình kiến trúc mới là tòa nhà 4 tầng hầm, 6 tầng nổi bao gồm các phân khu chức năng của nơi làm việc, tiếp dân, đón khách, thư viện, hội trường, tham quan… Trung tâm điều hành “TP thông minh” sẽ được đặt tại đây, sát với trung tâm thông tin, thư viện để phục vụ công tác truy xuất dữ liệu dễ dàng.
 
Tại tòa nhà bảo tồn, sảnh đón tiếp khách quan trọng của tòa nhà cũ (khối nhà 86 Lê Thánh Tôn được bảo tồn nghiêm ngặt) vẫn được giữ nguyên. Theo kế hoạch của UBND TP, khối công trình hiện hữu mặt tiền đường Lê Thánh Tôn (từ Đồng Khởi đến Pasteur) sẽ được bảo tồn. Riêng dãy nhà phía sau và trụ sở các sở Nội vụ, GTVT, TT-TT, TN-MT sẽ được tháo dỡ để xây dựng mới, dự kiến sẽ bố trí 8 cơ quan nhà nước với 95 phòng ban trực thuộc, tương lai có khoảng 1.700 người làm việc.
  • Nhiều ý kiến lo ngại việc xây dựng tòa nhà kính phía sau sẽ phá vỡ cảnh quan, kiến trúc tòa nhà UBND TP hiện hữu

    Nhiều ý kiến lo ngại việc xây dựng tòa nhà kính phía sau sẽ phá vỡ cảnh quan, kiến trúc tòa nhà UBND TP hiện hữuNhiều ý kiến lo ngại việc xây dựng tòa nhà kính phía sau sẽ phá vỡ cảnh quan, kiến trúc tòa nhà UBND TP hiện hữu

    Trong số các công trình bị dỡ bỏ có tòa nhà số 59 - 61 Lý Tự Trọng (Sở TT-TT), trước đây gọi là Dinh Thượng Thơ, công trình được đánh giá có lịch sử lâu đời thứ hai của vùng đất Sài Gòn. Đây là công trình do người Pháp xây vào những năm 1860 theo kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm một dãy nhà chính giữa hướng ra đường Lý Tự Trọng, nối với hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U ôm lấy khoảng sân ở giữa. Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà. Xung quanh khu vực này có nhiều công trình kiến trúc lâu đời, là biểu tượng của TP.HCM như Nhà hát Thành phố, Bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất... tạo thành một quần thể di tích mà theo các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, cần bảo tồn chứ không thể phá bỏ.
    Trước các ý kiến này, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP, cho biết: “Nguyên tắc TP đặt ra ngay từ đầu, là khối công trình nào có giá trị kiến trúc như khối công trình mặt tiền đường Lê Thánh Tôn (đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ) thì bắt buộc bảo tồn, còn những khối công trình xuống cấp, không có giá trị kiến trúc thì sẽ xây mới. Tòa nhà Dinh Thượng Thơ mà nay là trụ sở Sở TT-TT cũng có một số ý kiến đề nghị giữ lại nhưng xét về lý thì cho đến nay vẫn không có văn bản nào quy định đó là di tích để bắt buộc phải bảo tồn nguyên trạng. Tòa nhà này đã xuống cấp nên phải được nâng cấp mới”.

  • Nên di dời đi chỗ khác

    Nên di dời đi chỗ khácNên di dời đi chỗ khác

    PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nhận xét: “Đây là một chủ trương tốt cần được ủng hộ để tiết kiệm đất làm việc khác như xây trường học, nhà hát, công viên... Nhưng cải tạo như thế nào thì phải xem xét kỹ vì tòa nhà UBND TP đã tồn tại từ lâu và đi vào tâm thức của người dân TP. Riêng với khối công trình đằng sau, vừa phải bảo tồn được kiến trúc hiện hữu đi đôi với xây dựng và phát triển tòa nhà mới là một bài toán không hề đơn giản”. Ông Hòa đề xuất xây dựng cái mới phải thanh thoát, không quá đồ sộ, chỉ bằng tòa nhà Thư viện Thành phố là ổn.
    KTS Nguyễn Ngọc Dũng lại cho rằng nên di dời trụ sở UBND TP ra chỗ khác. Theo ông, TP.HCM đang muốn xây dựng TP sáng tạo, TP công nghệ cao thì nên kết hợp xây dựng trung tâm hành chính ở các nơi đó, chẳng hạn như Thủ Thiêm. Trụ sở hiện tại là viên ngọc của TP, rất đẹp về mặt kiến trúc và kỷ niệm nên nếu cải tạo mà không tính toán sẽ phá vỡ cảnh quan, phá vỡ lõi trung tâm. Thực tế, các công trình kiến trúc lâu đời, đã trở thành biểu tượng của TP như Nhà hát Thành phố hay tòa nhà Ngân hàng Nhà nước VN nay không chỉ mất đi vẻ uy nghi mà còn bị biến thành các “tổ mối” bên các cao ốc kế cận. Vì vậy, cần khoanh vùng để cải tạo và bảo tồn. Bảo tồn phải đặt trong cả quần thể chứ không phải bảo tồn tòa nhà đó rồi xung quanh xây các công trình cao tầng. “Nước Mỹ chỉ có lịch sử hơn 200 năm nhưng họ vẫn bảo vệ TP cũ, bảo vệ cả lề đường, họng nước cứu hỏa, bảo vệ cả máng tàu ngựa ăn cỏ... và cho xây dựng TP mới rộng rãi, cao tầng để phục vụ nhu cầu phát triển. TP có thể làm theo cách này”, KTS Dũng đề xuất.
    Ông Dũng cũng lo ngại, nếu xây trụ sở mới, hạ tầng kỹ thuật hiện tại không bảo đảm. Bởi TP trước đây được quy hoạch chỉ vài trăm ngàn dân. Đến nay hạ tầng, nhất là khu trung tâm vẫn như cũ mà dân số tăng gấp hàng chục lần thì chắc chắn quá tải. “Muốn mở rộng thì làm sao phải không phá vỡ cảnh quan, chứ không thể làm tòa nhà nhôm kính phía sau, rồi nói là bảo tồn tòa nhà UBND TP hiện nay. Như vậy không phải là giải pháp tốt”, KTS Nguyễn Ngọc Dũng khẳng định.

Quảng cáo

thanhnien

Người đăng

Sunshine

Sunshine

Just live :)


Là thành viên từ ngày: 05/07/2017, đã có 340 bài viết

Liên kết logo

Tài trợ

  • Văn hóa cà phê Sài Gòn

Bài viết khác

Liên kết: Không ngừng học, Tiếng Anh và TUI, Hoàng Bảo Khoa, Mixer, Loa, Siêu thị Vật Liệu Nha Khoa Online, ImmiGo