Giải mã ngôn ngữ thú vị của Sài Gòn xưa - nay

25/06/2017   1.494  4.75/5 trong 2 lượt 
 Giải mã ngôn ngữ thú vị của Sài Gòn xưa - nay
Ngôn ngữ Sài Gòn nói riêng và ngôn ngữ trên toàn thế giới nói chung đều trải qua quá trình vay mượn, chắt lọc, trải nghiệm và cả một nền văn hóa vĩ đại của một vùng miền. Không chỉ thế, ngôn ngữ tác động bởi các yếu tố khí hậu, môi trường, địa lý, lịch sử và xã hội trong quá trình hình thành và phát triển một thứ ngôn ngữ hoàn chỉnh.

Khám phá ngôn ngữ Sài Gòn xưa

Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một nơi rất dễ hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Hoa, tiếng Pháp và tiếng Anh. Vậy các bạn có biết tại sao người Hoa chúng ta thường ví von họ là người Tàu, hàng Tàu, Ba Tàu... không nhỉ? Trong bài viết này mình xin được bàn về ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến ngôn ngữ Sài Gòn nói riêng và toàn đất nước Việt Nam nói chung. 

Báo Gia Định (Số 5, phát hành ngày 16/02/187) giải thích rằng:

- An - nam: là nước Trung Quốc mà chúng ta thường gọi là Tàu, người Tàu là bởi vì người Hoa thường đi tàu qua đây và dùng tàu là phương tiện chở hàng hóa qua nước ta buôn bán lâu dần dân ta đặt cho họ cái tên là Tàu. 

- Ba - Tàu: được giải thích như sau: Thời chúa Nguyễn cho phép người Hoa sinh sống và hoạt động trên 1 địa bà gọi là Ba (vùng Cù Lao Phố - Đồng Nai, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hà Tiên) và Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An - Nam do đó người Sài Gòn thời đó đã đặt cái tên Ba - Tàu nghĩa là vùng đất cho người Hoa ở. Đến giờ người ta vẫn thường dùng danh từ này trong giao tiếp. 

- Các - Chú: danh từ chỉ người em trai của chồng/vợ mình, hoặc danh từ chỉ người đàn ông nhỏ tuổi. Được phổ biến ở cả Nam và Bắc. Danh từ ghép này bắt nguồn bởi người Minh - Hương (mẹ là người Việt, cha là người hoa) để gọi em trai chồng, sau này từ này phổ biến hơn và được dân toàn nước sử dụng. 

Trong lĩnh vực ẩm thực: Sài gòn xưa bị ảnh hưởng của người Tàu gốc Quảng Đông rất đậm nét. Bên cạnh số đông các tửu lầu, cao lâu của người Tàu (gốc Quảng Đông), sở Sài Gòn - Chợ Lớn cũng đã lai rai một số tiệm Tàu khác như Hủ tíu Triêu Châu, Cơm Gà Hải Nam. 

  • Hủ tíu cà phê một thời Sài Gòn xưa

    Hủ tíu cà phê một thời Sài Gòn xưaHủ tíu cà phê một thời Sài Gòn xưa
Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc, thời tiền chiến trước 1945 các phố quán ăn trong đã hình thành lối ngôn ngữ như:
– Bàn số 3, bên Đông, bà lùn, cà phê ít, sữa nhiều !

– Bàn số 4, bên Đông, hủ tíu không giá.

– Bàn số 1, bên Tây, thêm bánh bao ngọt thằng nhỏ.

– Bàn số 2, bên Tây, ông già râu, cà phê đen ly lớn, xíu mại to.

Nỗi tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đồng Khánh,Arc - en - ciel, Soái Kình Lâm, Bát Đạo, Đại La Thiên, Triều Châu....
Cơm chiên Dương Châu cũng là món ăn du nhập từ Quảng Đông, cũng theo đó bánh bao, lạp xưởng... cũng là các món ăn của người Tàu. 
Thời đó các tiệm "cà phê hủ tíu" của Tàu rất phổ biến không chỉ ở trong Chợ Lớn. Khắp Sài Gòn, Gia Định rồi đổ xuống Lục Tỉnh đi đâu cũng thấy những xe bánh mì, hủ tiếu chỉ nhìn trang trí cũng biết được chủ nhân là người Tàu. 

Từ trước đến nay những từ vay mượn của người Tàu dung lâu hóa quen và đặc biệt ở các thế hệ sau này không ngờ đến các từ dân dã quen thuộc lại là ngôn từ vay mượn từ người Hoa. Chẳng hạn như lạp xưởng ở Sóc Trăng thuộc Lục tỉnh cũng rất nổi tiếng cùng món bánh pía, đây là một món đặc biệt của người Tiều từ Triều Châu. 
Và còn những bí mật khác mình sẽ giải mả ở những bài tiếp theo, hãy cùng Saigoncuatui ngược dòng thời gian về lịch sử của ông ta ta để thấy được chất ngọc của lịch sử mài giũa con người Sài Gòn như thế nào nhé!

 

Quảng cáo

Người đăng

Nguyễn Hà

Nguyễn Hà

Thích làm những điều mình thích, đi những nơi mình muốn đi, đọc những điều mình muốn đọc


Là thành viên từ ngày: 24/06/2017, đã có 369 bài viết
Website: https://chimcanhcutnho.wordpress.com/

Liên kết logo

Tài trợ

  • Văn hóa cà phê Sài Gòn

Bài viết khác

Liên kết: Không ngừng học, Tiếng Anh và TUI, Hoàng Bảo Khoa, Mixer, Loa, Siêu thị Vật Liệu Nha Khoa Online, ImmiGo, Food City Việt Nam