Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4
Cầu Mống ở Sài Gòn là cây cầu cổ duy nhất của Sài Gòn từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay.
Cầu Mống được xây dựng bởi công ty Messageries maritimes
Cầu này do Công ty vận chuyển Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất vào năm 1893 - 1894.
Kiến trúc đậm chất phương Tây
Cầu dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, được xây bằng thép kiên cố, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19.
Người Việt gọi tên là Cầu Mống
Người Pháp cũng gọi cây cầu này là cầu “Công ty Messageries maritimes”, trong khi người Việt gọi là cầu Mống. Xung quanh tên gọi cầu Mống có nhiều cách lý giải khác nhau.
Có thể đây là chiếc cầu có trụ móng đầu tiên
Đây có thể là tên gọi chệch từ cầu Móng, vì đây là một trong những chiếc cầu đầu tiên có trụ móng được xây ở Sài Gòn.
Có thể tên gọi bắt nguồn từ hình dáng
Cũng có thể vì hình dáng của chiếc cầu giống như vòng mống nên dân Sài Gòn xưa gọi là cầu Mống.
Sau này cầu chỉ dành cho người đi bộ
Theo thiết kế ban đầu, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và phương tiện cơ giới. Đầu cầu phía Quận 1 có hai đường dẫn, một để đi lên cầu sang Vĩnh Hội (quận 4) và một để từ phía Vĩnh Hội đi qua để xuống bến Chương Dương. Sau này, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.
Cầu Mống được tháo gỡ vào những năm 2000
Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông - Tây và Đường hầm sông Sài Gòn vào những năm 2000, cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn.
Cầu Mống sau này vẫn được lắp ghép lại
Sau khi các công trình này hoàn tất thì cầu Mống đã được lắp ghép lại theo nguyên bản, riêng các đường dẫn được phá bỏ và thay thế bằng bậc cấp cho người đi bộ.
Nơi lý tưởng cho đôi trai gái hẹn hò
Nằm ở trung tâm Sài Gòn với khung cảnh rất lãng mạn, từ thời Pháp thuộc cầu Mống đã trở thành nơi hẹn hò tình tự của các cặp trai gái.
Cầu Mống là điểm đến của du khách gần xa
Ngày nay, cây cầu lịch sử này vẫn là điểm đến nổi tiếng của giới trẻ thành phố cũng như du khách xa gần mỗi khi ghé thăm Sài Gòn.