Đường phố Sài Gòn thuở ban đầu

07/09/2018   1.414  4.5/5 trong 3 lượt 
Đường phố Sài Gòn thuở ban đầu
Tên đường ở Sài Gòn không chỉ xác định nơi chốn mà còn kể lại bao chuyện thăng trầm, đổi thay thời cuộc.

“Sài Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng Viễn Đông…, đường phố rợp bóng cây xanh, tất cả như ngập trong một đại dương xanh. Nhìn từ trên cao xuống, từ chòi quan sát trên nóc một con tàu hoặc từ các tháp của nhà thờ, Sài Gòn hiện ra như một công viên rộng lớn…”

Thật ra, hầu hết đường Sài Gòn, kể cả các con đường cổ xưa nhất, chỉ chính thức có tên từ khi người Pháp chiếm đóng, cai trị.
 
Trước đó, chúng chỉ là đường cái quan và những con lộ, lối mòn không tên. Trong khi thủy lộ, tức đường sông, được người dân xứ này ưa chuộng nên hầu hết đều có tên rõ ràng trong thư tịch cổ.

Viên gạch nền tảng

Năm 1862, ba năm sau khi Pháp chiếm Sài Gòn, trung tá công binh Goffyn đã phác thảo một quy hoạch đô thị Sài Gòn tương lai, mà vào thời điểm ấy vẫn còn nhỏ bé, ngổn ngang sau pháo hạm thực dân.

Quy hoạch này nếu được thực hiện, Sài Gòn sẽ là một đô thị rộng với dân số khoảng nửa triệu người.
 
Tuy nhiên, tầm nhìn xa của Goffyn bị xếp lại trong lãng quên. Chính quyền thuộc địa cho rằng nó quá lớn và khó khả thi.
 
Thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon) trong sự phát triển của người Pháp năm 1865 chỉ rộng khoảng 2km2 và đến cuối thập niên 1870 cũng mới phát triển được gần 4,5km2.
 
Nếu không kể dấu mốc lịch sử bị đánh chiếm, có lẽ một trong những bước ngoặt quan trọng để Sài Gòn phát triển theo xu hướng văn minh đô thị chính là sắc lệnh ban hành quy chế thành phố của chính quyền quân sự Pháp ngày 15-6-1865 – “viên gạch nền tảng” đầu tiên để Sài Gòn sau này được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông.
  • Lấp kênh Chợ Vải, làm đại lộ Charner, nay là Nguyễn Huệ

    Lấp kênh Chợ Vải, làm đại lộ Charner, nay là Nguyễn HuệLấp kênh Chợ Vải, làm đại lộ Charner, nay là Nguyễn Huệ

    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và tài liệu các nhà hàng hải phương Tây, Sài Gòn trước khi bị người Pháp chiếm đóng đã là một trung tâm giao thương nhộn nhịp, nhưng hầu hết đường sá còn rất sơ khai, tạm bợ.

    Ngoài lý do phần lớn diện tích thuở ấy là làng quê, chưa phải thành thị, còn nguyên nhân người dân xứ này chọn thủy lộ nên giao thông đường bộ không có điều kiện phát triển.

    Con đường thiên lý xuyên Việt quan trọng nhất thuở ấy (có một đoạn chạy ngang qua đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM hiện nay) chỉ được làm rất bình thường như mô tả của Trịnh Hoài Đức: “Gặp chỗ có sông, khe thì bắc cầu cống, chỗ đầm lầy thì đắp đất, rừng thì đốn cây, mở làm đường thiên lý, bề ngang sáu tầm, làm thành con đường rộng thông suốt cho người ngựa qua lại được bình yên”.

    Ngoài ra, một trong những con đường cổ xưa của Sài Gòn là Đồng Khởi hiện giờ đi từ cửa Càn Nguyên, trấn thành do Nguyễn Ánh xây dựng ra sông Sài Gòn cũng được mô tả như thế này: “Có chiều ngang chỗ rộng chỗ hẹp, rải đá laterit (đá ong) và hai bên vệ đường ở đoạn gần bờ sông có nhiều vũng nước ứ đọng hôi thối”…

  • Đường tên Tây ở Sài Gòn

    Đường tên Tây ở Sài GònĐường tên Tây ở Sài Gòn

    Sau khi ổn định việc cai trị Sài Gòn, người Pháp bắt đầu mở mang đường sá và đặt tên chính thức.

    Kỹ sư công chánh của họ thường phóng tuyến đường song song và giao với các đường ngang ở góc vuông ngay ngắn.

    Phần lớn những con đường được làm thời kỳ đầu này một mặt hướng xuống bờ sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, mặt còn lại hướng qua rạch Bến Nghé.

    Khi có đường, chính quyền cai trị thuộc địa bắt đầu đặt tên. Đối với người Pháp đó là một việc khoa học, dù nhiều con đường gợi lại nỗi đau cho người Việt vì được đặt tên các tướng lãnh Pháp từng đánh chiếm Việt Nam.



    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, thời kỳ mới đến Sài Gòn, người Pháp đặt tên đường bằng một số địa danh và các con số thứ tự với hơn 20 con đường.

    Đó là lúc họ mới làm đường, một số còn trên bản đồ khởi công. Thời điểm năm 1865, sáu năm sau khi pháo hạm Pháp tấn công Sài Gòn, thống đốc De La Grandière mới ban hành nghị định đặt các tên đường đầu tiên cho Sài Gòn thay thế các con số.

    Do thống đốc này chính là đô đốc hải quân nên phần lớn tên đường mới đặt đều được ưu tiên chọn tên các tướng lãnh, giáo sĩ, danh nhân Pháp.

    Trong đó, đường số 1 đổi thành Lefèbvre (nay là Nguyễn Công Trứ), tên một giáo sĩ. Đường số 2 thành Dayot, một người Pháp là thuyền trưởng chiến thuyền theo phò Nguyễn Ánh đánh nhau với quân Tây Sơn.

    Thành phố Sài Gòn thời điểm ấy mới chỉ có vài con đường phía ngoài như đường số 14, sau đổi thành Impériale (Hai Bà Trưng); đường số 25 thành Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai), đường số 26 thành Imprératrice (Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

    Hầu hết các con đường còn lại đều ở khu trung tâm theo hướng song song hoặc thẳng ra bờ sông Sài Gòn.

  • Đường Tôn Đức Thắng ngày nay

    Đường Tôn Đức Thắng ngày nayĐường Tôn Đức Thắng ngày nay

    Đường Tôn Đức Thắng bây giờ là đường Quai du Donnai lúc Pháp mới chiếm đóng, đến năm 1865 đổi là Quai Napoléon, còn Lê Lợi là Bonard và ban đầu là đường số 13.

    Riêng Sài Gòn – Chợ Lớn cuối thế kỷ 19 còn là hai thành phố cách nhau bởi các đầm lầy và đồng vắng. Năm 1916, một đường rải đá đỏ được xây dựng để kết nối hai trung tâm này. Người Pháp đặt tên Galliéni, sau đổi thành đường Trần Hưng Đạo…

    Theo ông Dương Trung Quốc, thời kỳ đầu mới làm, những con đường mang tên Tây ở Sài Gòn này đều là đường đất nện hoặc chỉ mới được rải đá, đến năm 1904 mới được trải nhựa dần.

    Vào khoảng năm 1897, chính quyền thành phố có thử nghiệm lát ván một đoạn đường Catinat (Đồng Khởi) trước cửa Nhà hát lớn, rồi dừng hẳn vì chi phí đắt đỏ.

    Mặc dù chưa hoàn thiện, nhưng các đường phố thuở ấy đều được làm vỉa hè và trồng cây xanh rất đẹp.

Quảng cáo

tuoitre

Người đăng

Sunshine

Sunshine

Just live :)


Là thành viên từ ngày: 05/07/2017, đã có 340 bài viết

Bài viết khác

Liên kết: Không ngừng học, Tiếng Anh và TUI, Hoàng Bảo Khoa, Mixer, Loa, Siêu thị Vật Liệu Nha Khoa Online, ImmiGo