Men & Sài Gòn Food

15/10/2017   1.822  4.5/5 trong 3 lượt 
Men & Sài Gòn Food
Trong tứ khoái của con người, ăn uống là “đệ nhất khoái”, chưa ăn thì thôi đừng bàn đến chuyện khác. Lấy cảm hứng từ chuyên đề về “Sài Gòn”, độc giả hãy cùng chúng tôi lùi về quá khứ và tìm hiểu xem đàn ông Sài Gòn xưa ăn gì, uống gì?

 
  • Hủ tiếu Thanh Xuân

     Hủ tiếu Thanh Xuân Hủ tiếu Thanh Xuân

    Quán hủ tiếu nhỏ nhắn có tuổi đời hơn 70 năm này nằm ngay ngắn trên đường Tôn Thất Thiệp, trung tâm quận 1. Tên quán được đặt theo tên của người con trai út, được viết ngược lại.

    Không giống hủ tiếu Sài Gòn được mở ra nhưng nước lèo lại nấu theo kiểu hủ tiếu Nam Vang. Bí quyết cho ra hương vị hủ tiếu Mỹ Tho chính hiệu mà ít người làm được, theo anh Thanh chủ quán hủ tiếu, nằm ở định lượng của khô mực trong nồi nước lèo.

  • Bánh mì Hòa Mã

    Bánh mì Hòa MãBánh mì Hòa Mã


    Cửa hàng bánh mì thịt nguội nổi tiếng Hòa Mã (tên một làng ở ngoại ô Hà Nội) ra đời năm 1958, chủ tiệm là hai vợ chồng ông Lê Minh Ngọc và bà Nguyễn Thị Tịnh người Bắc di cư vào Nam năm 1954. Lúc đầu tiệm nằm tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 51 Cao Thắng và “yên vị” đến nay.

    Bánh mì Hòa Mã được biết đến với hai dòng là bánh mì thịt nguội và bánh mì ốp la – loại bánh mì được nhiều người công nhận là ngon xuất sắc gồm một phần ốp-la dùng kèm với đủ thứ thịt nguội, jambon, chả các loại, ba rọi muối…

  • Bánh bao Cả Cần

    Bánh bao Cả CầnBánh bao Cả Cần

    Theo ký ức của nhiều người Sài Gòn thì bánh bao Cả Cần nổi tiếng đã có từ đầu thập niên 70 thế kỷ trước. Ban đầu chỉ là vài quán nhỏ tại khu vực đường Nguyễn Tri Phương (quận 5 – Chợ Lớn cũ). Sau đó, bánh bao mang tên Cả Cần trở thành một quán độc lập, nằm tại sô 215 Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, phía trước công viên Văn Lang.

    Là thứ bánh bao đặc chất của người miền Nam khác với bánh bao của người Hoa. “Bánh bao Cả Cần” không trắng như bánh bao gốc của người Hoa, mà hơi hẩm, vì không dùng bột tẩy. Vị bánh bao bùi hơn, ăn không dính răng, nhân bánh bao hoàn toàn là thịt băm, không pha lẫn cá và dầu mỡ như bánh bao của người Hoa.

  • Bia La De

    Bia La DeBia La De

    Bia La De còn được gọi là La De Trái Thơm, được sản xuất bởi hãng bia BGI (Brasseries, Glacières d’Indochine), công ty chủ nhà máy nấu bia La De ở Chợ Lớn (gần sân vận động Thống Nhất ngày nay).

    Theo tài liệu ghi lại, khi đó mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà đặc biệt dành tặng cho khách quý. Đàn ông Sài Gòn xưa nếu đã được uống La De Trái Thơm đều khen bia có vị thơm ngon đặc biệt ngon hơn chai La De thường. Nhưng thật ra, La De Trái Thơm, La De thường, và La De Quân tiếp vụ cũng chỉ là một thứ, khác mỗi vỏ chai bên ngoài mà thôi.

  • Cơm thố Chuyên Ký

    Cơm thố Chuyên KýCơm thố Chuyên Ký

    Quán cơm nằm ở số nhà 67 Tôn Thất Đạm, khu Chợ Cũ, Sài Gòn, chủ tiệm là một người gốc Quảng Đông tên Lý Chuyên, nay được kế nghiệp bởi người cháu gái bà Chuyên, chị Chừng Thuý Thuý. Tiệm cơm Chuyên Ký xuất hiện từ những 1950, đến nay đã có tuổi đời hơn 60 và là một địa điểm yêu thích của nhiều người sành ẩm thực Sài Gòn.

    Cơm thố được nấu theo phong cách truyền thống của người Hoa, gạo được làm chín trong cái thố nhỏ bằng đất nung theo lối chưng cách thuỷ. Mỗi thố cơm tương đương gần một chén cơm nhỏ. Những món đặc sắc của tiệm cơm Chuyên Ký phải kể đến là: hầm vĩ (khô cá mặn) chưng thịt ba rọi, thịt bò tiềm, dồi trường xào nấm rơm…

Quảng cáo

dep.com.vn

Người đăng

Nguyễn Hà

Nguyễn Hà

Thích làm những điều mình thích, đi những nơi mình muốn đi, đọc những điều mình muốn đọc


Là thành viên từ ngày: 24/06/2017, đã có 369 bài viết
Website: https://chimcanhcutnho.wordpress.com/

Liên kết logo

Tài trợ

  • Văn hóa cà phê Sài Gòn

Liên kết: Không ngừng học, Tiếng Anh và TUI, Hoàng Bảo Khoa, Mixer, Loa, Siêu thị Vật Liệu Nha Khoa Online, ImmiGo